Doping là gì và có quan hệ như thế nào đối với các chân sút trước khi ra sân thi đấu? Liệu đây có phải một dạng chất kích thích tương tự ma tuý hay không? Khi tham gia cá cược thể thao thì hiểu về điều này là rất quan trọng.
Doping là gì?
Doping là thuật ngữ chỉ các hành vi sử dụng chất cấm hoặc bất kỳ phương pháp cải thiện hiệu suất bất hợp lệ trong thể thao. Chúng bao gồm:
- Hormone tăng trưởng.
- Các hoạt chất tăng cường sức mạnh, sức chịu đựng, thể lực.
- Steroid…
- Thuốc tăng cường cơ bắp.
- Các phương pháp như truyền máu.
Doping trong thể thao được coi là hoạt động bất hợp pháp, để lại hiệu quả vô cùng nghiêm trọng cho cầu thủ. Đồng thời phá vỡ thế trận công bằng, uy tín của tất cả giải đấu, cuộc thi thể thao dù tổ chức quy mô lớn hay nhỏ.
Nguồn gốc Doping trong thể thao là gì?
Quay lại thời cổ đại, một số vận động viên thường dùng thảo mộc hay chất kích thích tự nhiên để tăng cường sức mạnh. Tuy nhiên, bước sang thế kỷ 20 thì các loại thuốc doping nhân tạo ngày càng phát triển và ứng dụng rộng rãi.
Vấn đề này trở nên nghiêm trọng khi có quá nhiều VĐV lạm dụng và bị ban tổ chức giải phát hiện. Để giải quyết triệt để, các tổ chức thể thao đã đưa quy định chính thức liên quan đến việc kiểm tra doping như thế nào trước khi thi đấu và có hình thức phạt thỏa đáng.
Các chất cấm Doping là thuốc gì?
Các chất và phương pháp doping thường bị cấm bởi các tổ chức như Cơ quan Chống Doping Thế giới (WADA). Qua phân tích và nghiên cứu, các chuyên gia đưa ra danh sách các loại thuốc sau đây trong thi đấu thể thao:
- Steroid anabolic: Kích thích sự sản sinh testosterone tăng khả năng phục hồi cơ thể và sức mạnh.
- EPO – Erythropoietin: Sản xuất tế bào đỏ nhằm cải thiện khả năng vận động khi sử dụng.
- Stimulants: Bao gồm lượng chất kích thích như amphetamine, caffeine, cocaine… tăng khả năng tập trung và tỉnh táo.
Cách chuẩn nhất để kiểm tra doping trong bóng đá là gì?
Hiện nay, theo quy định từ hiệp hội FIFA có thể chọn 1 trong 2 cách thức dưới đây test lượng chất kích thích. Cụ thể là lấy qua mẫu máu hay xét nghiệm nước tiểu nhưng chủ yếu dùng nhiều nhất đều qua nước tiểu.
BTC tiến hành bốc thăm hoặc chọn ngẫu nhiên cầu thủ để kiểm tra thay vì tất cả. Quy trình như sau:
- Bước 1: Gửi thông báo đến VĐV bị kiểm tra, xác nhận đến trung tâm lấy mẫu trong vòng 1H.
- Bước 2: VĐV uống nước và không đi tiểu trong phòng kín, gắn giấy niêm phong, có người quan sát. Khai báo trong 3 ngày đã sử dụng thuốc gì.
- Bước 3: Đứng trước mặt nhân viên giám sát, lấy ít nhất 75ml nước tiểu vào lọ, đổ 50ml vào lọ A và 25ml lọ B.
- Bước 4: Nhân viên kiểm tra, tỷ trọng thấp hơn 1.010 hoặc PH thuộc 5 – 7 là đạt.
Mục đích kiểm tra VĐV dương tính với doping
Tính fair – play là yếu tố quan trọng giữa các VĐV trong bất kỳ trận đấu thể thao nào, cần tạo dựng thế cân bằng. Do đó, mỗi cầu thủ phải thi đấu bằng sự cố gắng và năng lực của bản thân chứ không nhờ việc sử dụng chất kích thích.
Trước trận đấu hay bất kỳ khoảng thời gian nào phát hiện bất thường, VĐV sẽ bị yêu cầu thử doping trong máu là gì hay nước tiểu. Quá trình xét nghiệm nhằm duy trì sự công bằng và bảo vệ sức khỏe cho các cầu thủ tham gia giải đấu.
Doping không chỉ là vấn đề về đạo đức trong thể thao mà còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, bao gồm bệnh tim, gan, rối loạn nội tiết, và thậm chí là tử vong. Vì vậy, các biện pháp kiểm tra doping thường xuyên được thực hiện trong các cuộc thi thể thao để đảm bảo an toàn cho các vận động viên.
Tác hại của doping
Bên cạnh nguyên do phá vỡ sự minh bạch trong thể thao, loại chất cấm còn ảnh hưởng đến sức khỏe VĐV. Cụ thể như sau:
- Hội chứng chân tay run lẩy bẩy: Hệ thần kinh trung ương sẽ ảnh hưởng khi VĐV chưa hiểu bản chất doping có tác dụng gì và quá lạm dụng. Dấu hiệu thường gặp là mất ngủ và mệt mỏi kéo dài.
- Lượng hồng cầu quá lớn dễ khiến cầu thủ gặp tình trạng sốt, tán huyết, nhiễm khuẩn gan, mẩn ngứa…
- Hormone nội tiết cơ thể tăng kéo theo to cơ đầu chi hay bệnh tiểu đường.
- VĐV nữ có xu hướng nam hoá, kinh nguyệt rối loạn, giọng nói trầm, mọc râu hay lông và nổi mụn.
- VĐV nam lạm dụng dẫn đến teo tinh hoàn, liệt dương hoặc giảm chất lượng tinh trùng…
Các bê bối kiểm tra doping cầu thủ
Dưới đây là một số bê bối điển hình làm mất đi vẻ đẹp của bộ môn thể thao vua có liên quan đến chất cấm kỵ:
- Adrian Mutu: Tiền đạo của Romania bị phạt 20 triệu euro và cấm đá 4 tháng năm 2004 khi dương tính sibutramine.
- Diego Maradona: Tại World Cup 1994 có kết quả dùng loại kích thích cocain.
- Rio Ferdinand: Trung vệ người Anh bị giam chân 8 tháng cộng thêm khoản tiền phạt không nhỏ khi tồn tại chất cấm trong cuộc kiểm tra năm 2003.
- Paolo Guerrero: Vào năm 2016, tiền vệ trẻ người Peru đã cấm thi đấu 14 tháng vì kết quả xét nghiệm dương tính.
- Mamadou Sakho: Hồi năm 2016 trung vệ người Pháp cũng dính bê bối, bị phạt và cấm đá suốt một thời gian dài.
QA về doping
Muốn hiểu rõ hơn doping là gì thì hãy đọc thêm các thông tin sau đây. Chúng tôi đã hệ thống hóa lại các điểm quan trọng nhất.
Kiểm tra doping là gì?
Kiểm tra doping là quy trình nhằm phát hiện sự hiện diện của các chất cấm hoặc các phương pháp cấm trong cơ thể của vận động viên. Mục tiêu của kiểm tra doping là đảm bảo tính công bằng trong thể thao và bảo vệ sức khỏe của vận động viên.
Thử doping là gì?
Thử doping chính là kiểm tra doping. Đây là một phần quan trọng trong việc duy trì tính công bằng và sự liêm chính trong thể tha cũng như bảo vệ sức khỏe của VĐV.
Dương tính với doping là gì?
“Dương tính với doping” là thuật ngữ dùng để chỉ việc phát hiện sự hiện diện của các chất cấm hoặc dấu hiệu sử dụng các phương pháp cấm trong mẫu thử của một vận động viên. Khi một VĐV bị phát hiện dương tính với doping, điều này có nghĩa là các chất hoặc dấu hiệu không hợp pháp đã được tìm thấy trong mẫu nước tiểu hoặc máu của họ.
Doping máu là gì?
Doping máu là một phương pháp tăng cường hiệu suất thể thao bằng cách cải thiện khả năng vận chuyển oxy của máu. Điều này giúp VĐV tăng sức bền và khả năng thi đấu. Có nhiều phương pháp doping máu nhưng chúng đều vi phạm các quy định của tổ chức chống doping và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của VĐV.
Lời kết
Hiểu doping là gì sẽ biết tác hại của chúng cũng như tranh xa những chất cấm tối kỵ này theo chính sách quy định của hiệp hội FIFA. Như vậy thể thao mới công bằng, lành mạnh và sức khỏe của VĐV mới được đảm bảo.